MACD là một chỉ báo được rất nhà giao dịch sử dụng như một công cụ hỗ trợ xác định các tín hiệu vào lệnh trên thị trường Forex, thị trường chứng khoán và nhiều thị trường khác nhau.
Tiếp tục với các bài học trong Khoá học Forex, Tô sẽ cùng bạn tìm hiểu một cách tường mình cách sử dụng MACD ứng dụng trong giao dịch Forex.
Xuyên suốt nội dung về MACD, chúng ta sẽ đào rất sâu vào kiến thức của MACD do chính tác giả của chỉ báo này đề cập trong cuốn sách của Ông.
Trước khi bắt đầu, các bạn có thể tìm đọc lại bài viết của Tô về MACD: Các định phân kỳ MACD đúng chuẩn áp dụng trong giao dịch Forex và Binary Option.
1. MACD là gì?
MACD là viết tắt của Moving Average Average là tình huống khi các cổ phiếu của một tổ chức phát hành được mua / bán liên tục dựa trên sự giảm giá hoặc tăng giá. Giá trung bình sẽ được xác định dựa trên mức giá vừa có thể bán hoặc mua.
MA: Moving Average – Trung bình động.
C: Convergence – Hội tụ.
D: Divergence – Phân kỳ.
MACD là một trong những chỉ báo hỗ trợ phân tích kỹ thuật Forex phổ biến nhất được rất nhiều nhà đầu tư sử dụng. MACD được cấu thành bởi 3 thành phần chính:
- Đường MACD: EMA (12) – EMA (26)
- Đường tín hiệu MACD: Là đường EMA (9) của đường MACD
- MACD Histogram" href="https://www.tannhiet.com/glossary/histogram/" >Histogram: MACD – Đường tín hiệu MACD
Histogram là đồ thị bao gồm các thanh với khoảng thời gian khác nhau. Chiều cao của mỗi thanh được đặt tương quan trực tiếp với giá của công cụ giao dịch trên khung thời gian (H4, H1, M30) và giá trị của các chỉ số. Mỗi chỉ số được tính toán riêng biệt bởi vì đối với mỗi loại chỉ số cần sử dụng các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định khi tính toán Histogram.
Nguyên bản công thức tiếng Anh:
- MACD Line: (12-day EMA – 26-day EMA)
- MACD Signal Line: 9-day EMA of MACD Line
- MACD Histogram: MACD Line – Signal Line
Lưu ý: Dấu – ở đây là Phép tính trừ.
Nến đọc lại về Exponential Moving Averages (EMA) – Đường trung bình động hàm mũ.
Để minh hoạ cho phần cơ bản này, Tô sẽ thêm vào biểu đồ USD/CHF khung thời gian D1 02 đường EMA là EMA 12 và EMA 26. Mời bạn theo dõi hình dưới đây:
Ý tưởng đằng sau MACD:
- Khi EMA 12 bắt đầu chuyển hướng và nằm dưới EMA 26, xu hướng giảm có khả năng hình thành và MACD thời điểm này sẽ luôn có giá trị âm. Đường MACD nằm dưới mức 0. MACD Histogram ở phía dưới.
- Khi xu hướng bắt đầu yếu dần, EMA12 sẽ có xu hướng giảm dần, cuối cùng chạm sát và cắt EMA 26. MACD có giá trị bằng 0.
- Khi xu hướng mạnh lên, EMA 12 sẽ luôn nằm trên EMA 26 và như vậy giá trị của MACD luôn dương trong xu hướng tăng. MACD Histogram nằm phía bên trên.
- Trong suốt quá trình chuyển động của Tỷ giá, các đường EMA ngắn hạn (12) và dài hạn (26) luôn song hành với nhau.
- Khi EMA12 và EMA26 di chuyển bó sát vào nhau, đó là thời điểm Hội tụ – Convergence. Khi EMA12 và EMA26 di chuyển tách xa nhau, đó là thời điểm phân kỳ – Divergence. Đây là 03 yếu tố tạo thành tên của chỉ báo MACD – Moving Average Convergence/Divergence – Trung bình động hội tụ/phân kỳ.
Hình ảnh phía trên là Indicator MACD mặc định trong MetaTrader 4. Với Indicator mặc định, sẽ không có đường Tín hiệu (Signal Line) đi kèm. Tốt nhất bạn nên tải Indicator MACD chuẩn bằng cách tải về tại đây: https://bit.ly/macd-true
Xem hướng dẫn: Thêm và sử dụng Indicator cho MetaTrader 4
Mời các bạn so sánh sự khác biệt giữa Indicator MACD mặc định trên MT4 và Indicator MACD tải về từ Website Tô Triều:
2. MACD và Bốn trạng thái theo Chu kỳ thị trường
MACD sẽ giúp bạn phát hiện 04 trạng thái cơ bản theo chu kỳ thị trường:
Trạng thái 01 – Basing: Ở cuối trạng thái này hoặc đầu trạng thái 02 thường sẽ có tích luỹ rất lớn sau khi đã giảm mạnh và lực bán bắt đầu yếu dần.
Trạng thái 02 – Rising: Đây là giai đoạn mà tỷ giá sẽ bùng nổ và trợ lực để hoàn thành trạng thái 03
Trạng thái 03 – Topping: Trạng thái Topping là khi thị trường đạt mức đỉnh điểm chuẩn bị cho một sự đảo chiều mới.
Trạng thái 04 – Declining: Trạng thái này được hình thành khi thị trường đạt đỉnh và bắt đầu đảo chiều.
3. Sử dụng đường tín hiệu MACD xác định các tín hiệu Mua – Bán cơ bản.
Đường tín hiệu MACD (Signal Line) có tác dụng riêng biệt của nó và khá hữu ích với chỉ báo MACD.
Khi bạn tải Indicator MACD True và thêm vào biểu đồ, bắt đầu phân tích. Bạn phải luôn lưu ý rằng:
- Đường MACD: Thể hiện là đường liền mạch.
- Đường tín hiệu MACD: Đường đứt đoạn.
Đường tín hiệu MACD hỗ trợ phát hiện sớm hơn các tín hiệu Mua – Bán trên biểu đồ giúp Nhà giao dịch tận dụng tốt hơn và có điểm vào lệnh tốt hơn.
Tín hiệu Bán (Sell – Short): Được xác định khi đường MACD bắt đầu cắt ngang đường tín hiệu. Và Vị trí đường Tín hiệu sẽ nằm trên đường MACD.
Tín hiệu Mua (Buy – Long): Được xác định khi đường MACD bắt đầu cắt ngang đường MACD và đường Tín hiệu sẽ nằm dưới đường MACD.
Lưu ý: Thường tín hiệu Mua và Bán khi có thêm sự hỗ trợ của đường Tín hiệu MACD sẽ xuất hiện sớm hơn tại các giao điểm của MACD Line và MACD Signal Line trước khi MACD Line cắt mức 0 và chuyển trạng thái.
Tiếp tục với cặp USD/CHF khung thời gian D1: Chúng ta có thể thấy tín hiệu Buy và Sell xuất với MACD Signal Line xuất hiện khá sớm và phải mất một khoảng thời gian rất dài sau đó thì MACD Line mới đi lên và cắt qua mức 0 để đảo chiều.
4. Quy tắc Mua – Bán bổ xung cực kỳ quan trọng không được phép quên khi sử dụng MACD
Các tín hiệu mua sẽ trở nên tin cậy hơn nếu:
Nội dung độc quyền
Chỉ thành viên nhóm FOREX BEGIN và LOYALTY FOREX mới đọc được Xem và Đăng ký thành viên!Đến khúc này, bạn đã gần trở thành sát thủ rồi đấy. Vì nếu kết hợp với các Mô hình nến trong Khoá học Price Action Miễn Phí thì khả năng bạn sẽ bắt Đỉnh – Đáy rất ngon 🙂
Nhưng chưa đủ đâu. Phần dưới là Nội công hỗ trợ bạn loại bỏ các tín hiệu nhiễu hoặc ra vào phù hợp để tránh bị lừa!
5. Sử dụng Phân kỳ MACD để tìm ra tín hiệu đáng tin cậy nhất
Trước khi muốn áp dụng Phân kỳ MACD vào giao dịch Forex thực tế, bạn cần phải bỏ đi Khái niệm sai lầm trong đầu: Xuất hiện phân kỳ MACD nghĩa là Tỷ giá sẽ đảo chiều mạnh mẽ.
Thực tế Phân kỳ MACD chỉ báo hiệu một Sự đảo chiều, nhưng không chắc chắn đó là ngắn hạn hay dài hạn. Ở phần dưới, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ vấn đề này.
MACD Divergence – Phân kỳ MACD trong cộng đồng Traders Việt Nam chỉ gọi chung là “Phân Kỳ” nhưng thực tế nó có 02 Thuật ngữ mà Tô sẽ lồng ghép vào dưới đây:
Trường hợp 01 – Negative Divergence: Tỷ giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng MACD Histogram hoặc MACD Line lại tạo Đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
Trong ví dụ minh hoạ phía trên:
Ở đỉnh thứ nhất, Sau khi đi từ Basing lên Rising có dấu hiệu hình thành Topping, Xuất hiện Tín hiệu Bán xuống đạt chuẩn 03 Quy tắc mà Tô đề cập phía trên ngoài ra còn Xuất hiện thêm Mô hình nến Shooting Star là tín hiệu bán xuống cực kỳ tin cậy.
Ở đỉnh thứ 02, Chúng ta nhận thấy tín hiệu Negative Divergence – Đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng trên MACD lại cho tín hiệu Đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Ngoài ra MACD cũng cắt ngang nhau và đường tín hiệu (đứt đoạn) bắt đầu nằm trên đường MACD. Trên đỉnh xuất hiện Mô hình nến Evening Star là một trong 05 Mô hình nến đảo chiều cực mạnh báo hiệu sớm xu hướng tăng có khả năng sẽ kết thúc, xu hướng giảm bắt đầu.
Trường hợp 02 – Positive Divergence: Tỷ giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng MACD Histogram hoặc MACD Line lại tạo đáy sau Cao hơn đáy trước.
Các bạn có thể thấy, Mặc dù có sự đảo chiều diễn ra nhưng Xu hướng mới hình thành không phải là xu hướng tăng bền vững và lâu dài. Tỷ giá chỉ lên một mức nhất định rồi tiếp tục quay đầu theo xu hướng cũ. Khi đó chúng ta cần xác định Xu hướng hiện tại và cưỡi trên con sóng này ngay khi thấy tín hiệu đảo chiều.
Bài viết về MACD còn rất dài, Tô không thể trong 01 bài mà có thể truyền đạt toàn bộ các thông tin được. Sẽ chia làm khoảng 02 hoặc 03 phần để các thành viên tiện theo dõi.
Mời các bạn đón đọc phần hai về cách sử dụng MACD trong giao dịch Forex phần thứ 02 chúng ta sẽ cùng cưỡi sóng với MACD và kết hợp MACD với một số Indicator khác và sử dụng MACD trong MACD hay gọi vui vẻ là MACD song kiếm hợp bích!
Lưu ý quan trọng khi học Forex miễn phí:
Trong mỗi bài viết, Tô đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy và lỗ chỏng vó.
- Khoá học Price Action miễn phí.
- Khoá học Forex Miễn Phí.
- Đặc quyền khi mở tài khoản giao dịch Forex chỉ thành viên tohaitrieu.net mới có.
- Khi bắt đầu một ngày, cần tham khảo kỹ: Lịch kinh tế.
- Tham gia nhóm Học Forex miễn phí trên Facebook.
- Like Page của Tô Trên Facebook: https://www.facebook.com/tohaitrieudotnet
Và trước khi chơi tài khoản Real bạn nên tham gia một sàn giao dịch như IQ Option chẳng hạn để chơi tài khoản demo trước. Bạn sẽ được tặng 10.000$, tha hồ mà rải lệnh trước khi thành thạo và chơi Real.
Hiện tại, Tô đang giao dịch tại hai hệ thống sau:
Giao dịch Forex tại XM, ICMARKETS, EXNESS.
Đăng ký tài khoản XM: https://xm.com
Đăng ký tài khoản ICMARKETS: https://www.icmarkets.com/
Đăng ký tài khoản EXNESS: https://www.exness.com/
Giao dịch Binary Option tại IQ Option. Bạn có thể mở tài khoản IQ Option tại đây: https://iqoption.com.
Đối với macd phân kỳ, phân kỳ ở macd-h hay đường tín hiệu thì hiệu quả hơn, Tô có theo dõi cái này ko.
Đối với macd phân kỳ, phân kỳ ở macd-h hay đường tín hiệu thì hiệu quả hơn, Tô có theo dõi cái này ko.
Anh Tô ơi, MACD True chuẩn của anh có ở Meta Trade 5 không anh, anh cho em xin với ạ. Cám ơn anh.
Anh ko có Lâm Thanh ơi.
Anh Tô ơi, MACD True chuẩn của anh có ở Meta Trade 5 không anh, anh cho em xin với ạ. Cám ơn anh.
Anh ko có Lâm Thanh ơi.
Yêu Tô cmnr . bài viết rất thấm
Yêu Tô cmnr . bài viết rất thấm
Tô ơi,
Với bài này mình áp dụng cho cung H1 thì EMA và MACD mình chỉnh thông số nào cho phù hợp nhất ?
Tô ơi,
Với bài này mình áp dụng cho cung H1 thì EMA và MACD mình chỉnh thông số nào cho phù hợp nhất ?
Anh Tô ơi, em vẫn không hiểu được tại sao lại có sự khác nhau trên Histogram " href="https://www.tannhiet.com/glossary/histogram/" rel="ugc">Histogram của 02 chỉ báo MACD và MACD True trên?
Histogram là đồ thị bao gồm các thanh với khoảng thời gian khác nhau. Chiều cao của mỗi thanh được đặt tương quan trực tiếp với giá của công cụ giao dịch trên khung thời gian (H4, H1, M30) và giá trị của các chỉ số. Mỗi chỉ số được tính toán riêng biệt bởi vì đối với mỗi loại chỉ số cần sử dụng các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định khi tính toán Histogram.
Chi tiết
1. Đều có settings là (12,26,9)
2. Đường MACD của cả 02 chỉ báo đều di chuyển tương tự nhau
Nhưng tại sao Histogram lại có sự khác nhau rõ ràng vậy anh nhỉ?
Tks anh, bài viết hay quá ạ!
Một thắc mắc nữa của em là ở phía trên mới có 02 trường hợp:
1. Price: Higher high, MACD: Lower high (Trong xu hướng tăng)
2. Price: Lower low, MACD: Higher low (Trong xu hướng giảm)
Vậy còn 02 trường hợp:
– Price: Lower high, MACD: Higher high (Trong xu hướng tăng)
– Price: Higherlow, MACD: Lower low (Trong xu hướng giảm)
Thì sao ạ? Có tồn tại phân kì trong 02 trường hợp em vừa hỏi không anh?
Em cảm ơn ạ!
Hai trường hợp em đề cập, tác giả của chỉ báo không có khúc nào đề cập tới, cũng không giao dịch như vậy, có thể đó chỉ là cách giao dịch mà một nhà giao dịch nào đó phát hiện ra, không phải của tác giả.
1. Nếu chú ý thì Histogram " href="https://www.tannhiet.com/glossary/histogram/" rel="ugc">Histogram của MACD mặc định bằng đúng khoảng cách từ Zero tới đường Signal của MACD True.
Histogram là đồ thị bao gồm các thanh với khoảng thời gian khác nhau. Chiều cao của mỗi thanh được đặt tương quan trực tiếp với giá của công cụ giao dịch trên khung thời gian (H4, H1, M30) và giá trị của các chỉ số. Mỗi chỉ số được tính toán riêng biệt bởi vì đối với mỗi loại chỉ số cần sử dụng các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định khi tính toán Histogram.
Chi tiết
2. MACD true có phân biệt rõ ràng đường Signal.
Anh Tô ơi, em vẫn không hiểu được tại sao lại có sự khác nhau trên Histogram " href="https://www.tannhiet.com/glossary/histogram/" rel="ugc">Histogram của 02 chỉ báo MACD và MACD True trên?
Histogram là đồ thị bao gồm các thanh với khoảng thời gian khác nhau. Chiều cao của mỗi thanh được đặt tương quan trực tiếp với giá của công cụ giao dịch trên khung thời gian (H4, H1, M30) và giá trị của các chỉ số. Mỗi chỉ số được tính toán riêng biệt bởi vì đối với mỗi loại chỉ số cần sử dụng các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định khi tính toán Histogram.
Chi tiết
1. Đều có settings là (12,26,9)
2. Đường MACD của cả 02 chỉ báo đều di chuyển tương tự nhau
Nhưng tại sao Histogram lại có sự khác nhau rõ ràng vậy anh nhỉ?
Tks anh, bài viết hay quá ạ!
1. Nếu chú ý thì Histogram " href="https://www.tannhiet.com/glossary/histogram/" rel="ugc">Histogram của MACD mặc định bằng đúng khoảng cách từ Zero tới đường Signal của MACD True.
Histogram là đồ thị bao gồm các thanh với khoảng thời gian khác nhau. Chiều cao của mỗi thanh được đặt tương quan trực tiếp với giá của công cụ giao dịch trên khung thời gian (H4, H1, M30) và giá trị của các chỉ số. Mỗi chỉ số được tính toán riêng biệt bởi vì đối với mỗi loại chỉ số cần sử dụng các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định khi tính toán Histogram.
Chi tiết
2. MACD true có phân biệt rõ ràng đường Signal.
Một thắc mắc nữa của em là ở phía trên mới có 02 trường hợp:
1. Price: Higher high, MACD: Lower high (Trong xu hướng tăng)
2. Price: Lower low, MACD: Higher low (Trong xu hướng giảm)
Vậy còn 02 trường hợp:
– Price: Lower high, MACD: Higher high (Trong xu hướng tăng)
– Price: Higherlow, MACD: Lower low (Trong xu hướng giảm)
Thì sao ạ? Có tồn tại phân kì trong 02 trường hợp em vừa hỏi không anh?
Em cảm ơn ạ!
Hai trường hợp em đề cập, tác giả của chỉ báo không có khúc nào đề cập tới, cũng không giao dịch như vậy, có thể đó chỉ là cách giao dịch mà một nhà giao dịch nào đó phát hiện ra, không phải của tác giả.
Đọc xong bài này đã đủ vào thị trường chưa Tô Triều
Vào thì vào được. Nhưng mà cần phải cẩn thận và nên Backtest trước nhé bác 🙂
Đọc xong bài này đã đủ vào thị trường chưa Tô Triều
Vào thì vào được. Nhưng mà cần phải cẩn thận và nên Backtest trước nhé bác 🙂
Em đang rạo rực và cháy bỏng để chờ đọc Phần 2 đây anh à. Thanks anh!
Em đang rạo rực và cháy bỏng để chờ đọc Phần 2 đây anh à. Thanks anh!
rat huu ich
rat huu ich
Triều ơi, a đã đki để đọc nốt phần nội dung ẩn, song vẫn chưa vào được, giờ phải làm sao?
Đây là nội dung nâng cao chỉ dành cho thành viên trả phí thôi nhé Hậu
Cám ơn bài viết 🙂
Đây rồi, bài này em đợi mãi. Thanks a Tô!
Xem video cứ thấy nói đến MACD mà em ko hiểu mô tê nó ntn 😀
Nhanh tay vãi. Kiểm như chỉ nằm chờ để vô đọc bài MACD luôn vậy kakaka.
Triều ơi, a đã đki để đọc nốt phần nội dung ẩn, song vẫn chưa vào được, giờ phải làm sao?
Đây là nội dung nâng cao chỉ dành cho thành viên trả phí thôi nhé Hậu
Cám ơn bài viết 🙂
Đây rồi, bài này em đợi mãi. Thanks a Tô!
Xem video cứ thấy nói đến MACD mà em ko hiểu mô tê nó ntn 😀
Nhanh tay vãi. Kiểm như chỉ nằm chờ để vô đọc bài MACD luôn vậy kakaka.