Mô hình nến Hammer (Cây búa)
Mô hình nến Hammer (Cây búa) là một tín hiệu Nến đảo chiều mạnh mẽ báo trước tín hiệu giá của cặp tiền tệ có thể sẽ đảo chiều trong tương lai gần. Giống như Mô hình nến Shooting Star, Mô hình nến Hammer (nến búa) rất phù hợp cho các nhà đầu tư theo trường phái Price Action.
Tiếp theo chuyên đề về các Mô hình nến Nhật, tôi sẽ chia sẻ với các bạn bài viết thứ 03 trong số 09 bài viết về các Tín hiệu nến đảo chiều mạnh, báo hiệu sớm xu hướng đảo chiều Giá từ giảm sang tăng sắp diễn ra.
Bạn có thể tham khảo toàn bộ 05 tín hiệu Nến đảo chiều MẠNH từ giảm sang tăng bao gồm:
Trong một bài viết trước đó, Tôi đã cùng chia sẻ với bạn về phương pháp giao dịch với Mô hình nến Shooting Star. Về cơ bản thì Mô hình nến Hammer là phiên bản đảo ngược của Mô hình nến Sao băng. Tôi khuyên bạn nên xem lại bài viết về Mô hình nến Shooting Star. Trong bài viết này, Tôi sẽ không đề cập tới các vấn đề như đã đề cập với Shooting Star nữa. Mà chúng tôi chỉ đi sâu vào vấn đề nhận dạng Một mô hình nến Hammer, và sau đó là phương pháp giao dịch với Nến búa – Hammer.
Mô hình nến Hammer là một dạng nến đặc biệt với đặc điểm nhận dạng:
Giống như Shooting Star, Nến Hammer thể hiện sự từ chối giá khá mạnh của thị trường.
Và đặc biệt: Mô hình nến Hammer chỉ nên áp dụng trong xu hướng thị trường giảm rõ ràng. Tuyệt đối không áp dụng Mô hình nến Búa trong xu hướng thị trường đang đi ngang. Việc áp dụng sai thị trường có thể sẽ khiến tài khoản của bạn cháy trong một vài nốt nhạc.
Lưu ý: Đừng nhầm lẫn Nến Hammer với Nến Dragonfly Doji. Vì nến Hammer có thân nến lớn hơn. Còn nến Dragonfly Doji thì mức giá mở cửa và giá đóng cửa gần như là bằng nhau.
Trong hình dưới đây, bạn có thể thấy một ví dụ tốt về cách thức vào lệnh khi xuất hiện Mô hình nến Hammer. Nến Hammer này xuất hiện trong biểu đồ giá của cặp AUD/USD trên khung thời gian hàng ngày (D1). Như bạn thấy, giá đảo chiều mạnh sau khi hình thành nến Hammer.
* Mẹo: Hãy nhớ phương pháp vào lệnh ở mức 50% trong bài viết về cách giao dịch với mô hình nến Shooting Star. Kỹ thuật này sẽ mang lại lợi nhuận tốt hơn rất nhiều.
Điểm vào lệnh chuẩn cho Mô hình nến Hammer:
Ở hình ảnh phía trên, nếu bạn Vào lệnh ở mức 50% nến Hammer thì bạn sẽ phải mạo hiểm khoảng 80 pips. Nhưng ngay khi đảo chiều, thì nó đã tăng tới 828 pips. Nghĩa là tỷ lệ Risk:Reward là 1:10. Nếu bị quét Stop Loss, bạn sẽ mất 80 pips. Nhưng khi đảo chiều, bạn đã có tới 828 pips. Nghĩa là gấp 10 lần rủi ro.
Thông thường, cùng một khoản tiền, ở cùng một điểm vào lệnh, tôi sẽ chia làm 03 lệnh khác nhau với các Vùng Profit khác nhau.
Lệnh thứ nhất: Take Profit ở mức X2 số tiền đặt lệnh
Lệnh thứ hai: Take Profit ở mức X4 số tiền đặt lệnh
Lệnh thứ ba: Take Profit ở mức tối đa.
Bây giờ bạn sẽ xem hình ảnh dưới đây trước khi chúng ta nói về Stop Loss và các lệnh chia nhỏ phía trên:
Điểm Stop Loss chung cho cả 03 lệnh như tôi chia nhỏ phía trên đó là khoảng 1-5 pips ngay dưới râu nến dưới của nến Hammer.
Nếu bạn nhìn ở hình phía trên thì tôi chia rất nhiều mức Stop Loss.
Như vậy,
Khi giá vượt vùng Stop Loss thứ nhất và quay lại, chúng ta sẽ chờ xem giá có phá vỡ vùng này để xuống tiếp hay không? Nếu giá phá vỡ vùng này, chúng ta sẽ tiến hành đóng toàn bộ lệnh – Take Profit. Như vậy, chúng ta vẫn có một khoản lợi nhuận nhỏ.
Khi giá không phá vùng Stop Loss 01, chúng ta sẽ có vùng Stop Loss 02. Trường hợp khi quay trở lại vùng Stop Loss này thì tôi đã đóng lệnh thứ nhất (Take Profit) trước đó. Chỉ còn lại 02 lệnh vẫn đang Hold. Nếu giá phá vỡ vùng này, tôi sẽ Take Profit lệnh thứ 2 và Hold lệnh thứ 3.
Khi giá không phá vùng Stop Loss 02, tôi còn 02 lệnh và lúc này khi lên đỉnh, Hệ thống sẽ tự đống Take Profit lệnh thứ 2 chỉ còn lại lệnh thứ 3. Nếu giá quay lại vùng Stop Loss 03, Nó phá vỡ, tôi sẽ Take Profit nốt lệnh thứ 3. Nếu nó không phá vỡ vùng này, Lệnh thứ 3 của tôi sẽ có thể tự động Take Profit ở vùng giá cao nhất.
Đây là chiến lược của tôi để Bảo toàn lệnh thắng và giảm thiểu rủi ro. Đảm bảo một lệnh khi đã Win thì sẽ chỉ có Win.
Với nến Hammer, tôi khuyên bạn nên áp dụng trong giao dịch Forex với khung thời gian D1. Hoặc tối thiểu là H4.
Trong suốt quá trình giao dịch thì tôi nhận thấy, với các khung thời gian, khoảng Profit nên lựa chọn như sau:
Khung 15-30 phút: Đặt lệnh Take Profit khoảng 10 pips.
Khung thời gian H1: Take Profit khoảng 20-70 pips
Khung thời gian H4: Take Profit 70-100 pips
Khung thời gian D1: Take Profit 100-200pips
Hold lệnh dài hạn Week hoặc Month thì Take Profit 200-1000 pips.
Dưới đây là hình ảnh Mô hình nến Hammer xuất hiện trong thực tế giao dịch khung thời giam M5. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng mô hình nến này trong Forex, và kể cả giao dịch quyền chọn nhị phân – Binary Option.
Trong mỗi bài viết, Tô đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy và lỗ chỏng vó.
Và trước khi chơi tài khoản Real bạn nên tham gia một sàn giao dịch như IQ Option chẳng hạn để chơi tài khoản demo trước. Bạn sẽ được tặng 10.000$, tha hồ mà rải lệnh trước khi thành thạo và chơi Real.
Hiện tại, Tô đang giao dịch tại hai hệ thống sau:
Giao dịch Forex tại XM. Bạn có thể mở tài khoản XM tại đây: https://xm.com
Giao dịch Binary Option tại IQ Option. Bạn có thể mở tài khoản IQ Option tại đây: https://iqoption.com.
View Comments
thanhk anh TÔ TRIỀU
thanhk anh TÔ TRIỀU