• Home
  • Calendar
  • Brokers
  • Members
  • Home
  • Calendar
  • Brokers
  • Members

CDF

CDF là gì? Bạn muốn giao dịch trên thị trường tài chính nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Vậy tại sao không thử CFD, hay hợp đồng chênh lệch? CFD có chi phí giao dịch thấp và khả năng đầu tư trực tuyến ở bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên, CFDs là một khái niệm trừu tượng với nhiều yêu cầu kỹ thuật. Vì thế, chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu trader chưa hiểu rõ CFD là gì và làm thế nào để giao dịch CFD.

Xin đừng lo lắng! Trong bài viết hôm nay Tô sẽ giải thích CFDs là gì, cách giao dịch CFD, lợi ích và rủi ro trong giao dịch CFD, cách chọn nền tảng giao dịch và nhiều kiến thức khác.

CFD là gì?

CFD là viết tắt của ‘Contract For Difference – Hợp đồng chênh lệch’. Về cơ bản, CFD là một hợp đồng chênh lệch giá giữa giá trị của tài sản tại thời điểm hợp đồng mở và thời điểm hợp đồng đóng. Nếu dự đoán đúng về mức chênh lệch trong giá trị của tài sản, nhà đầu tư sẽ kiếm được lợi nhuận.

CDF là gì?
CDF là gì?

Vậy điều này nghĩa là gì? Giao dịch CFD là gì?

Để hiểu CFDs là gì và cách giao dịch CFD, trader hãy liên tưởng đến đầu tư truyền thống. Nếu muốn đầu tư vào một công ty, trước tiên trader cần mua cổ phiếu của công ty đó bằng giá cổ phiếu hiện tại. Nếu muốn đầu tư vàng hoặc dầu thô thì trader cần mua một thỏi vàng hoặc một thùng dầu. Sau đó chờ đến khi giá của chúng tăng lên và bán ra với mức giá cao hơn để ăn lợi nhuận từ sự chênh lệch này.

Giao dịch CFD cũng tương tự như vậy – trader mở lệnh giao dịch với mức giá hiện tại, sau đó chờ đến khi giá tài sản tăng hoặc giảm rồi ăn lợi nhuận (hoặc chịu thua lỗ) dựa trên sự chênh lệch này. Điểm khác biệt lớn nhất giữa giao dịch CFD và đầu tư truyền thống là trader không thực sự sở hữu tài sản. CFDs phản ánh giá của tài sản cơ sở và dựa vào đó, trader có thể dự đoán biến động giá trong tương lai.

Cách thức hoạt động của CFDs

Nếu bỏ qua những ngôn từ tối nghĩa như “hợp đồng” và “tài sản cơ sở” thì hiểu đơn giản, giao dịch CFDs là khả năng tạo ra lợi nhuận từ xu hướng tăng hoặc giảm của thị trường.

Để giao dịch trên thị trường CFD, trader cần:

  • Mở tài khoản giao dịch với một sàn CFD.
  • Tải phần mềm hoặc nền tảng giao dịch CFD mà sàn chứng khoán sử dụng.
  • Chọn tài sản mà trader muốn giao dịch.
  • Dự đoán giá tài sản sẽ tăng hay giảm.

Giả sử giá của một ounce vàng hiện tại là 1.500 USD và trader nghĩ rằng giá vàng sẽ tăng lên. Trong trường hợp đó, trader có thể mở lệnh ‘mua’ hay ‘Long Position

" href="https://www.tannhiet.com/glossary/long-position/" >long position’, nghĩa là trader mở vị thế giao dịch tại một mức giá nhất định với hy vọng mức giá này sẽ tăng lên trong tương lai; sau đó, đóng lệnh giao dịch (hoặc ‘bán’) với mức giá cao hơn và kiếm lời từ sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua.

Như vậy, nếu mở lệnh giao dịch khi giá vàng là 1.500 USD, sau đó, đóng lệnh giao dịch khi giá vàng đạt mốc 1.525 USD thì trader đã kiếm được 25 USD lợi nhuận (Xin lưu ý đây chỉ là một ví dụ đơn giản. Ta sẽ tìm hiểu cách tính lợi nhuận và thua lỗ trong giao dịch CFD chi tiết hơn ở những phần sau của bài viết).

Ngược lại, nếu nghĩ rằng giá vàng sẽ giảm, trader có thể mở lệnh ‘bán’ trên nền tảng giao dịch. Đây được gọi là ‘Short Position

" href="https://www.tannhiet.com/glossary/short-position/" >short position’, nghĩa là trader mở lệnh giao dịch dựa trên dự đoán rằng giá của một tài sản sẽ giảm, sau đó, đóng lệnh giao dịch (hoặc ‘mua’ lại tài sản) và kiếm lời từ sự chênh lệch này.

Như vậy, nếu mở vị thế bán CFD khi giá vàng là 1.500 USD, sau đó, đóng vị thế khi giá vàng là 1.450 USD thì trader sẽ kiếm được 50 USD lợi nhuận.

Giao dịch CFDs dựa trên giá của thị trường, vì thế trader đầu tư thành công (hay không thành công) phụ thuộc vào hiệu quả thị trường.

Lợi ích của giao dịch CFD là gì?

Tuy hiện nay các sàn CFD ra sức quảng cáo về lợi ích mà thị trường CFD mang lại, nhưng đôi khi trader lại không biết nên tin vào đâu – liệu mọi thứ sàn giao dịch nói đều đúng, hay đấy chỉ là lời chào bán hàng?

Hãy tiếp tục đọc bài viết hôm nay để có cái nhìn tổng quan nhất về lợi ích mà giao dịch CFD đem lại cũng như các rủi ro liên quan.

Tỷ lệ đòn bẩy trong giao dịch CFD

Một trong những ưu điểm nổi trội nhất của Hợp đồng chênh lệch CFD là tỷ lệ đòn bẩy. Tỷ lệ đòn bẩy (Leverage

" href="https://www.tannhiet.com/glossary/leverage/" >leverage) cho phép trader giao dịch với số tiền lớn hơn số dư tài khoản hiện có (mức ký quỹ).

Phụ thuộc vào công cụ tài chính, sàn giao dịch và cơ quan chính quyền, trader với tài khoản Professional có thể mở vị thế giao dịch cao gấp 500 lần số dư tài khoản hiện có. Trong khi đó, trader với tài khoản retail có thể mở vị thế giao dịch cao gấp 30 lần số vốn hiện có trên một số công cụ giao dịch.

Như vậy, nếu có $1.000 trong tài khoản với mức đòn bẩy là 1:30, thì trader có thể mở vị thế giao dịch giá trị 30 USD cho mỗi 1 USD trong tài khoản, hoặc thực hiện lệnh giao dịch có giá trị lên tới $30,000.

Quay trở lại với ví dụ đầu tư vàng. Thông thường, nếu mua một lượng vàng trị giá 1.500 USD, thì trader cần phải trả 1.500 đô. Tuy nhiên, với thị trường CFD, trader có thể mở vị thế giao dịch với giá trị tương đương nhưng chỉ mất một phần tiền nhỏ trong tài khoản.

Ví dụ: Khi giao dịch với 1 sàn CFD có tỷ lệ đòn bẩy 1:20 thì với mỗi đô la trong tài khoản, trader có thể giao dịch dịch vàng với giá trị tương đương 20 USD. Như vậy, nếu mở vị thế giao dịch tương đương với một ounce vàng trị giá $1,500, trader chỉ cần mức ký quỹ $300 trong tài khoản.

Điều này nghĩa là với mức ký quỹ nhỏ, trader vẫn có thể kiếm được lợi nhuận (hoặc chịu thua lỗ) tương tự trong đầu tư truyền thống. Điểm khác biệt duy nhất là lợi nhuận thu về từ số vốn ban đầu sẽ cao hơn rất nhiều. Đây cũng chính là rủi ro của nó vì lợi nhuận thu được tăng lên bao nhiêu lần cũng có thể bị thua lỗ bấy nhiêu lần.

Giao dịch Vàng CFDĐầu tư truyền thống
Mức ký quỹ$300$1,500
Vị thế Mua (Long) mở tại mức giá $1,500 và đóng tại mức giá $1,525Trader kiếm được $25; tương đương 8,33%Trader kiếm được $25, tương đương 1,67%
Vị thế Mua (Long) mở tại mức giá $1,500 và đóng tại mức giá $1,450Trader thua $50; tương đương 16,67%Trader thua $50; tương đương 3,33%

Giao dịch Mua và Bán trong thị trường CFD

Nhược điểm lớn nhất của đầu tư truyền thống là trader chỉ có thể kiếm lợi nhuận khi thị trường đang có xu hướng tăng. Nếu thị trường sụp đổ hoặc một trong những tài sản mà trader nắm giữ có dấu hiệu xuống dốc thì nó sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ các khoản đầu tư.

Ngược lại, thị trường CFD cho phép trader thực hiện cả 2 lệnh mua và bán, nghĩa là trader có thể kiếm lợi nhuận từ thị trường đang lên cũng như thị trường đang xuống.

Trong giao dịch mua, trader nghĩ rằng giá trị của một tài sản sẽ tăng. Vì thế, trader mở lệnh ‘mua’ ở mức giá thấp. Sau đó, bán ra (hoặc đóng lệnh giao dịch) ở mức giá cao hơn để thu được lợi nhuận. (Nếu xu hướng thị trường đảo chiều và giá tài sản giảm thì kết quả là trader sẽ thua lỗ.)

Trong giao dịch bán CFD, trader nghĩ rằng giá trị của một tài sản sẽ giảm. Vì thế, trader mở lệnh ‘bán’ rồi đóng lệnh giao dịch tại mức giá thấp hơn để thu lợi nhuận trên hợp đồng chênh lệch giá. Tương tự với giao dịch mua, nếu giá của tài sản di chuyển theo hướng ngược lại với dự đoán ban đầu thì trader sẽ thua lỗ.

Với khả năng thực hiện cả 2 lệnh mua và bán, CFDs cho phép trader tìm kiếm cơ hội đầu tư ở bất kỳ thị trường nào.

Các kiểu giao dịch CDFs

Vì CFDs là phái sinh của các tài sản khác nên trader có thể giao dịch CFD trên hầu hết thị trường tài chính. Thực tế, nhiều sàn chứng khoán cung cấp hàng ngàn thị trường tài chính trên một nền tảng giao dịch để trader truy cập và giao dịch hợp đồng chênh lệch giá.

Một số thị trường CFD có sẵn là cặp tiền tệ Cách mở bet365 tại Trung Quốc_Trang web bet365 là gì_trang web chính thức của bet365 tại Việt Nam, cổ phiếu, hàng hóa, tiền điện tử, ETF, chỉ số chứng khoán, trái phiếu và nhiều thị trường khác. Thị trường CFD thậm chí còn có các thị trường tài chính mà bình thường không thể giao dịch được như chỉ số chứng khoán.

Giao dịch CFD Forex

Giao dịch CFD trên thị trường Forex cho phép trader đầu tư vào nhiều cặp tiền tệ, gồm các cặp tiền tệ chính như EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY và AUD/USD; các cặp tiền tệ phụ như EUR/GBP và AUD/NZD; cùng các cặp tiền tệ ngoại lai như USD/CZK.

Ngoại hối là một thị trường tài chính có tính đầu cơ và biến động cao, nên nó tạo ra nhiều cơ hội giao dịch cho trader. Thị trường này cũng mở cửa 24h/ngày, 5 ngày/tuần giúp trader dễ dàng sắp xếp thời gian cho công việc và gia đình.

Một số cặp tiền tệ phổ biến nhất trong giao dịch Forex CFD gồm có:

  • EUR/USD
  • GBP/USD
  • USD/JPY
  • EUR/GBP

Giao dịch CFD Chỉ số

Chỉ số CFD là một cơ hội tuyệt vời dành cho các trader muốn đầu tư vào xu hướng thị trường, nhưng chưa biết nên đầu tư vào chứng khoán hay công cụ tài chính nào.

Vì chỉ số chứng khoán đại diện cho một tập hợp các cổ phiếu (ví dụ. Chỉ số DAX đại diện cho 30 công ty lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất trên sở giao dịch chứng khoán Frankfurt, trong khi đó, S&P500 đại diện cho 500 công ty lớn nhất nước Mỹ). Chỉ số chứng khoán được dùng để đánh giá hiệu quả của một thị trường tài chính nhất định. Tuy không có phương pháp nào dành riêng cho mua bán chỉ số, nhưng trader có thể giao dịch hiệu quả thị trường bằng chỉ số CFDs.

Một vài cổ phiếu phổ biến nhất trong thị trường CFDs gồm có:

  • DAX30 CFD
  • DJI30 CFD (đại diện cho Dow Jones)
  • FTSE100 CFD
  • NQ100 CFD (đại diện cho chỉ số Nasdaq100)

Giao dịch hàng hóa CFDs

Trader hoàn toàn có thể giao dịch hợp đồng chênh lệch giá thông qua thị trường hàng hóa (commodity), bao gồm kim loại như vàng và bạc, năng lượng như dầu và khí thiên nhiên cùng các sản phẩm nông nghiệp như cà phê, vải cotton và nước cam.

Trong khi đầu tư hàng hóa truyền thống có chi phí ban đầu cao chưa kể đến kho lưu trữ, thì hàng hóa CFD cho phép trader giao dịch dựa trên biến động giá của tài sản mà không cần thực sự sở hữu chúng.

Một số hàng hóa CFD phổ biến là:

  • Giao dịch Spot Gold CFD
  • Giao dịch Spot silver CFD
  • Dầu thô Brent CFD
  • Dầu thô WTI CFD

Giao dịch Cổ phiếu CFD

Cổ phiếu cũng là một thị trường tài chính được giao dịch thông qua hợp đồng chênh lệch giá CFD, với nhiều lợi ích đặc biệt.

Trong giao dịch mua (hay long position), trader có thể kiếm tiền dựa trên cổ tức được trả cho cổ phiếu cơ sở CFDs. Giống với các công cụ CFD khác, cổ phiếu CFD cũng có tỷ lệ đòn bẩy, cho phép trader giao dịch nhiều cổ phiếu hơn so với đầu tư truyền thống. Cuối cùng, cổ phiếu CFDs cũng có thể giao dịch bán (hay short position). Nhờ đó, trader có thể kiếm lời từ xu hướng thị trường giảm.

Một số cổ phiếu CFD phổ biến nhất trong giao dịch hợp đồng chênh lệch:

  • Cổ phiếu Apple CFD
  • Cổ phiếu Facebook CFD
  • Cổ phiếu Google CFD
  • Cổ phiếu Netflix CFD
  • Cổ phiếu Tesla CFD

Giao dịch CFD trên tiền điện tử

Kể từ năm 2017, tiền điện tử trở thành thị trường tài chính được nhiều người quan tâm, dẫn đầu là Bitcoin. Bitcoin là tiền điện tử phổ biến nhất và nhiều sàn chứng khoán trực tuyến bắt đầu cung cấp dịch vụ giao dịch CFD trên Bitcoin – với các loại tiền pháp định như USD hoặc EUR, hoặc với các loại tiền điện tử khác như Litcoin, Ripple và Ethereum.

Một số loại giao dịch CFD phổ biến nhất trên tiền điện tử gồm có:

  • BTC/USD CFD (Bitcoin với USD)
  • BCH/USD CFD (Tiền Bitcoin với USD)
  • ETH/USD CFD (Ethereum với USD)
  • XRP/USD CFD (Ripple với USD)
  • LTC/USD CFD (Litecoin với USD)

Giờ giao dịch CFD

Như đã nói trước đó, CFD phản ánh mức giá của các tài sản cơ sở. Vì thế, nó cũng phản ánh giờ giao dịch của các tài sản này. Điều đó nghĩa là trader hoàn toàn có thể giao dịch CFD – 24/7.

Dưới đây là một số thời gian giao dịch dành cho các tài sản CFDs phổ biến:

Forex CFDs: Mở cửa giao dịch 24 giờ/ngày, 5 ngày/tuần

Chỉ số CFDs: Mở cửa giao dịch 24 giờ/ngày, 5 ngày/tuần

Cổ phiếu CFDs: Mở cửa giao dịch dựa trên giờ giao dịch của các sàn chứng khoán

Hàng hóa CFDs: Mở cửa giao dịch 24 giờ/ngày, 5 ngày/tuần

Tiền điện tử CFDs: Mở cửa giao dịch 24/7

Trong một tuần, trader có thể giao dịch hợp đồng chênh lệch giá với Forex, hàng hóa và chỉ số từ nửa đêm Chủ nhật đến 11 giờ đêm thứ 6, theo múi giờ London.

Về cơ bản, thời gian thị trường CFD sôi động nhất (giá thị trường biến động nhiều nhất) là khi giờ giao dịch của nhiều thị trường tài chính khác nhau trùng lặp. Vì lý do đó, hầu hết trader thấy thời điểm giao dịch quan trọng nhất là :

London: 8am – 5pm GMT

New York: 1pm – 10pm GMT

Singapore: 8pm – 5am GMT

Tokyo: Nửa đêm – 9am GMT

Thông thường, phiên châu Á là phiên giao dịch ít biến động nhất cho hầu hết các công cụ tài chính.

Giao dịch CFD ngắn hạn

CFD là công cụ đầu tư ngắn hạn tuyệt vời. CFDs cho phép trader tận dụng các biên động giá ngắn trong thị trường cổ phiếu, chỉ số hoặc hàng hóa với một số tiền đầu tư nhỏ.

Cho dù là đầu tư ngắn hạn, hay thậm chí là đầu tư lướt sóng, trader vẫn cần tìm sàn CFD uy tín với tốc độ thực thi lệnh giao dịch dưới 1 giây vì đây là yếu tố quyết định sự thành – bại trong các thị trường tài chính có xu hướng thay đổi nhanh.

Thời hạn của CFD

Ưu điểm tiếp theo của CFDs là phần lớn giao dịch CFD không có ngày hết hạn. Trong khi một số thị trường tài chính có ngày hết hạn hợp đồng thì cổ phiếu CFD không có. Trader có thể đóng vị thế giao dịch cổ phiếu CFD bất cứ lúc nào mình muốn.

Lợi thế của điều này là trader có thể mở lệnh giao dịch dài hạn mà không sợ chúng bị đóng trước khi sẵn sàng vì hợp đồng hết hạn. (Tuy nói như vậy, nhưng cũng có những lúc vị thế giao dịch được tự động đóng vì số dư tài khoản của trader không đủ để thực hiện giao dịch.)

Tất nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ như hợp đồng hàng hóa tương lai CFD. Hợp đồng này có ngày hết hạn. Tuy nhiên, trader không cần chờ đến ngày hết hạn để đóng giao dịch hợp đồng tương lai – mà có thể đóng hợp đồng trước đó.

Chi phí của hợp đồng chênh lệch giá CFD

Ưu điểm cuối cùng của hợp đồng chênh lệch giá là chi phí giao dịch CFD thấp hơn các loại hình đầu tư khác. Trước đó, khi bàn về đầu tư truyền thống, ta biết rằng mình cần phải trả toàn bộ giá trị của tài sản mới có thể đầu tư vào nó. Tuy nhiên với mức ký quỹ thấp hơn, CFD có chi phí đầu tư thấp hơn.

Ngoài ra, CFDs không mất phí mở lệnh hoặc đóng lệnh giao dịch. Hầu hết các sàn CFD kiếm lời từ ‘mức Spread

" href="https://www.tannhiet.com/glossary/spread/" >spread’.

Nếu từng nghiên cứu CFD trên nền tảng giao dịch, trader sẽ thấy hợp đồng chênh lệch có 2 mức giá khác nhau là mức giá mua và mức giá bán. Chúng còn được gọi là giá Bid

" href="https://www.tannhiet.com/glossary/bid/" >bid (mua) và giá Ask" href="https://www.tannhiet.com/glossary/ask/" >ask (sell). Giữa 2 mức giá này có một sự chênh lệch – được gọi là spread.

Nếu mở lệnh mua (hay vị thế long) thì giá của tài sản cơ sở phải lớn hơn mức spread để giao dịch tạo ra lợi nhuận. Ví dụ, nếu trader giao dịch vàng khi giá bid là 1.500 USD và giá ask là 1.501 USD, thì giá vàng ít nhất phải đạt đến 1.501 USD để hòa vốn và cần lớn hơn 1.501 USD để tạo ra lợi nhuận. Mức spread 1 USD là tiền lời thuộc về sàn chứng khoán.

Một số công cụ giao dịch có tính phí hoa hồng, như cổ phiếu và cổ phiếu CFD. Ngoài ra, nếu mở lệnh giao dịch qua đêm, trader có thể phải trả phí lãi suất ‘Swap

" href="https://www.tannhiet.com/glossary/swap/" >swap’.

Trader có thể dự tính chi phí giao dịch CF bằng Máy tính CFD miễn phí của chúng tôi.

Hầu hết các chi phí này đều khá nhỏ – chúng thấp hơn phí môi giới truyền thống rất nhiều.

Rủi ro khi giao dịch CFD là gì?

Giao dịch CFD, cũng như bất kỳ phương pháp đầu tư nào, đều có những rủi ro và lợi ích nhất định. CFDs là công cụ tài chính phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn. Vì thế, trader cần nghiên cứu và cân nhắc thật kỹ trước khi bắt đầu giao dịch hợp đồng chênh lệch giá.

Rủi ro đầu tiên của CFD đến từ thị trường. Nếu thị trường CFD di chuyển theo hướng trader giao dịch, thì có thể tạo ra lợi nhuận. Ngược lại, nếu thị trường CFD di chuyển theo hướng đối lập thì trader sẽ thua lỗ. Các loại hình giao dịch và đầu tư khác cũng có rủi ro này.

Tuy nhiên, vì CFDs có tỷ lệ đòn bẩy nên nếu thua lỗ, trader sẽ mất nhiều hơn số tiền đầu tư ban đầu. Như đã đề cập đến trước đó, thị trường CFD cho phép trader sử dụng tỷ lệ đòn bẩy để thực hiện khối lượng giao dịch lớn với mức ký quĩ nhỏ. Nó có thể khuếch đại lợi nhuận thu về nhưng cũng có khả năng khuếch đại thua lỗ. Với khoản đầu tư 5.000 euro, trader có thể thu về 50.000 euro nhưng cũng có thể đánh mất số tiền tương đương.

Trong các thị trường biến động, tỷ lệ đòn bẩy có khả năng làm số dư tài khoản của trader xuống dưới 0 hay còn gọi là số dư âm. Do đó, để giới hạn thua lỗ, trader cần tìm được một sàn chứng khoán có chính sách bảo vệ số dư âm.

Ai có thể giao dịch CFD?

Bất kỳ trader nào trên 18 tuổi cũng có thể giao dịch CFD. Tuy nhiên, hợp đồng chênh lệch CFD đặc biệt hấp dẫn với các trader muốn:

Đa dạng hóa danh mục đầu tư với nhiều loại tài sản khác nhau

Đa dạng hóa danh mục đầu tư với nhiều khung thời gian giao dịch (cả đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn)

Thử nghiệm nhiều chiến lược đầu tư và cách chơi chứng khoán khác nhau, bao gồm giao dịch trong ngày, đầu tư lướt sóng.

Tận dụng cả thị trường lên và xuống

Để đầu tư CFD, trader không cần bằng cấp chính quy liên quan đến tài chính. Thế nhưng, trader vẫn cần nghiên cứu thị trường, chiến lược đầu tư, quản trị rủi ro và nguồn vốn để nâng cao cơ hội thành công.

Làm thế nào để giao dịch CFD

Sau khi hiểu CFDs là gì, rủi ro và lợi ích trong thị trường CFD, ta sẽ bắt đầu với cách giao dịch. Tô đã phân tích CFD thành từng bước như sau:

Bước 1: Tạo tài khoản giao dịch CFD

Để sử dụng hợp đồng chênh lệch giá, đầu tiên trader cần tạo tài khoản giao dịch với một sàn CFD. Đây có thể là tài khoản thực dùng để nạp tiền và giao dịch trên các thị trường chứng khoán, hoặc một tài khoản demo để nghiên cứu phần mềm giao dịch và luyện tập kỹ năng đầu tư với tiền ảo.

Để mở tài khoản demo, trader có thể làm theo các bước sau:

Chuyển đến trang tài khoản demo và điền vào biểu mẫu.

Thông tin tài khoản demo được hiển thị trên trang web cũng như được gửi tới email của trader.

Để giao dịch trực tuyến, click ‘Start trading’.

Để giao dịch trên máy tính, hãy xem Bước 2 và nghiên cứu cách tải nền tảng giao dịch CFD.

Nếu muốn mở tài khoản thực, trader hãy làm theo các bước dưới đây:

Tạo Tài khoản Phòng của nhà giao dịch. Phòng của nhà giao dịch là bảng dashboard cho phép trader quản lý các tài khoản thực và demo, nạp tiền/rút tiền và tải phần mềm giao dịch.

Trader sẽ nhận được một email chứa thông tin tài khoản – hãy click vào link được gửi để kích hoạt tài khoản.

Khi tài khoản được kích hoạt, hãy click vào đây để đăng nhập.

Nhấp chuột vào nút ‘Open live account’ và điền vào đơn xin mở tài khoản.

Nhập thông tin chi tiết. Hãy nhớ rằng trader cần một số tài liệu đặc thù để xác minh danh tính như passport.

Sau khi hoàn tất đơn xin mở tài khoản, trader sẽ nhận được kết quả qua email.

Bước 2: Tải nền tảng giao dịch CFD

Lựa chọn đúng nền tảng hoặc phần mềm CFDs là yếu tố đầu tiên trader cần quan tâm khi giao dịch hợp đồng chênh lệch giá và chọn sàn CFDs.

Nền tảng giao dịch nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay là MetaTrader 4 và MetaTrader 5. Được thiết kế cho thị trường CFD và Forex, nền tảng giao dịch MetaTrader có các tính năng biểu đồ nâng cao, chỉ báo giao dịch và cộng đồng người dùng lớn. MetaTrader là một trong những nền tảng giao dịch ổn định, thân thiện với người dùng và dễ dàng truy cập nhất trên thị trường chứng khoán.

  • MetaTrader 4 và 5 trên Windows và MAC
  • MetaTrader 4 và 5 trên iPhone và iPad tablets
  • MetaTrader 4 và 5 trên Android và tablet PCs
  • MetaTrader WebTrader để giao dịch CFD trên web
  • TradeStation
  • Ctrader
  • Ninja Trader

Nếu đã sẵn sàng giao dịch CFD, trader có thể tải nền tảng giao dịch MetaTrader 5 bằng cách click vào banner dưới đây. Với MetaTrader, các nhà đầu tư có quyền truy cập vào dữ liệu thị trường mới nhất, phân tích kỹ thuật và lắng nghe ý kiến của các chuyên gia giao dịch hàng đầu cùng hàng ngàn công cụ tài chính khác.

Bước 3: Lựa chọn phương pháp giao dịch CFD

Sau khi hiểu cơ bản CFD là gì, bước tiếp theo trader cần lựa chọn phương pháp giao dịch CFD. Với tiềm năng giao dịch trên nhiều sàn chứng khoán khác nhau, trader cần lập kế hoạch đầu tư chi tiết. .

Dưới đây là một số yếu tố trader cần lưu ý khi lựa chọn cách chơi chứng khoán và lên chiến lược đầu tư:

Kế hoạch hằng ngày: Liệu trader có xem thị trường chứng khoán hàng ngày không? Liệu trader có liên tục xem thị trường CFD không hay trader muốn tự động mở và/hoặc đóng lệnh giao dịch khi không ngồi trước máy tính?

Phong cách giao dịch: Trader chơi chứng khoán theo cách nào? Giao dịch trong ngày, đầu tư lướt sóng scalping, đầu tư lướt sóng (mua bán xen kẽ) swing, hay đầu tư dài hạn?

Thị trường giao dịch: Trader sẽ giao dịch trên thị trường tài chính nào? Cổ phiếu (Share), Ngoại hối (Forex), hàng hóa (commodity), chỉ số (index) hay tiền điện tử (crypto)?

Chiến lược đầu tư: Quy tắc giao dịch để ra quyết định mua, bán, hoặc thoát lệnh giao dịch nhằm chốt lời/dừng lỗ?

Quản trị rủi ro: Khối lượng giao dịch, điểm cắt lỗ và điểm chốt lời để hạn chế rủi ro?

Động lực cá nhân: Bao lâu thì trader lại đọc và nghiên cứu tài liệu, sách, video hướng dẫn chơi chứng khoán để nâng cao kỹ năng?

Hiện tại, có lẽ bạn chưa thể trả lời một số hoặc tất cả các câu hỏi ở trên – nhưng xin đừng lo lắng, Tô sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết về từng phong cách giao dịch, giao dịch thủ công vs. giao dịch tự động cũng như các phương pháp phân tích CFD.

Xin hãy nhớ rằng luyện tập vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giao dịch chứng khoán. Cho dù giao dịch trên tài khoản thực hay tài khoản demo, việc xem và nghiên cứu cách thị trường dịch chuyển giúp trader hiểu rõ phương pháp chơi chứng khoán tốt hơn rất nhiều.

Bước 4: Thực hiện giao dịch CFD đầu tiên!

Để thực hiện giao dịch CFD đầu tiên trên tài khoản thực hoặc demo, trader có thể làm theo các bước sau:

Mở nền tảng MetaTrader và đăng nhập vào tài khoản giao dịch.

Chuyển đến cửa sổ ‘Market Watch‘.

Nhấp đúp chuột vào thị trường CFD mà trader muốn giao dịch.

Chọn khối lượng Lot

" href="https://www.tannhiet.com/glossary/lot/" >lot trong cửa sổ order (Đây chính là khối lượng giao dịch – ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về nó trong phần ‘Tính toán lợi nhuận và thua lỗ trong giao dịch CFD’).

Nhấp chuột vào nút ‘buy’ nếu trader nghĩ rằng giá trị tài sản CFD sẽ tăng, hoặc ‘sell’ nếu trader nghĩ rằng giá trị tài sản CFDs sẽ giảm.

Vị thế giao dịch được mở và xuất hiện trong cửa sổ ‘Toolbox’ dưới dạng giao dịch đang hoạt động (active trade).

Để đóng vị thế giao dịch, nhấp đúp chuột vào active trade và nhấn nút ‘Close’.

Sau khi vị thế giao dịch đóng, nó sẽ xuất hiện trong tab ‘History’ ở cửa sổ Toolbox.

Phong cách giao dịch CFD

Khi nói về giao dịch chứng khoán, một trong những vấn đề đầu tiên trader cần quan tâm là phong cách giao dịch. Hiện nay, rất nhiều phong cách giao dịch CFD bắt nguồn từ khung thời gian mà trader thực hiện giao dịch, từ đầu tư lướt sóng scalping chỉ mất vài phút đến các giao dịch dài hạn hơn.

Đầu tư lướt sóng CFD scalping

‘Scalping’ là phương pháp giao dịch có thời gian thực thi lệnh ngắn, thường chỉ kéo dài trong vài phút. Các trader theo phương pháp scalping thường chỉ kiếm được vài pip trong mỗi giao dịch (một pip tương đương với 0,0001 giá trị của một CFD). Vì lý do này nên các scalper cần phải thực hiện nhiều lệnh giao dịch với tỷ lệ đòn bẩy cao để tạo ra lợi nhuận đáng kể.

Phương pháp này khá phù hợp với các thị trường biến động. Tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro vì trader có thể mất tiền nhanh chóng như khi kiếm được nó vậy. Vì thế, trader mới tốt hơn vẫn nên thực hiện giao dịch dài hạn.

Giao dịch trong ngày CFD

Giao dịch trong ngày (day trading) có thời gian thực thi lệnh kéo dài trong một ngày. Do đó, vị thế giao dịch thường được mở trong vài tiếng trước khi đóng. Day trader giao dịch dựa trên sự thay đổi xu hướng của thị trường. Về cơ bản, nó khá giống với scalping vì cũng đầu tư dựa trên phản ứng của thị trường, nhưng theo khung thời gian dài hơn.

Phương pháp lướt sóng Swing CFDs

Giao dịch Swing thường có thời gian thực thi lệnh kéo dài từ 1 ngày đến 1 tuần. Mục đích trader dùng phương pháp swing là để tận dụng biến động của thị trường, cho dù nó đang tăng hay giảm.

Giao dịch CFD dài hạn

Trong thị trường CFD, giao dịch dài hạn có thời gian thực thi lệnh kéo dài từ 1 tuần trở lên. Tuy rằng trader có thể dùng phân tích kỹ thuật để giao dịch dài hạn nhưng trong phần lớn trường hợp, giao dịch dài hạn CFD sử dụng phân tích cơ bản và các đại dữ liệu có tác động tới thị trường .

Giao dịch thủ công vs. Giao dịch CFD tự động
Ngoài phong cách giao dịch thì trader cũng có nhiều cách thực hiện lệnh giao dịch. Hầu hết trader được chia thành 2 nhóm là giao dịch thủ công hoặc giao dịch tự động.

Giao dịch CFD thủ công

Trong giao dịch CFD thủ công, trader tự mình ra quyết định mua hoặc bán bằng cách click vào các nút (hoặc thiết lập các điểm dừng lỗ và chốt lời trước) để thực hiện giao dịch.

Trong quá trình ra quyết định, trader có thể dùng nhiều phương pháp phân tích CFD khác nhau như phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật hoặc phân tích sóng. Một số chuyên gia đầu tư khuyến khích trader mới nên thực hiện giao dịch thủ công vì đây là cách để trader hiểu thị trường cũng như tìm ra nguyên lý hoạt động của nó. Tuy nhiên, cách giao dịch này khá phức tạp vì trader mới chưa có chiến lược rõ ràng. Điều đó khiến họ chật vật mới tối đa hóa được lợi nhuận thu về từ lệnh giao dịch

Giao dịch CFD tự động

Trader có thể tự động hóa một phần hoặc toàn bộ quá trình giao dịch trong thị trường CFDs. Một số phần mềm có khả năng tìm ra cơ hội giao dịch, một số có thể mở hoặc đóng lệnh giao dịch thay cho trader.

Các phần mềm giao dịch tự động được lập trình dựa trên quy tắc giao dịch mà trader thiết lập như thời điểm vào và thoát lệnh giao dịch tốt nhất. Lợi ích lớn nhất của giao dịch CFD tự động là nó loại bỏ yếu tố cảm xúc và tâm lý giao dịch ra khỏi quá trình đầu tư và buộc trader phải tuân theo chiến lược giao dịch mình đề ra.

Nếu muốn giao dịch tự động trong thị trường CFD, chúng tôi khuyên trader nên thử nghiệm tất cả phần mềm hoặc robot giao dịch tự động để tìm hiểu tính năng và cách sử dụng chúng trước khi ra quyết định mua. MetaTrader là một nền tảng giao dịch cho phép trader backtest chiến lược đầu tư trên dữ liệu thị trường trong quá khứ nhằm xem các phần mềm giao dịch CFD hoạt động như thế nào trong từng trường hợp giao dịch.

ADVERTISEMENT

Related Posts

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập

Đăng nhập

Bài sắp đăng

  • Balance là gì? Cách tính số dư trên tài khoản Forex, CFDs Margin Trading (08/05/2020)
  • Unrealized P/L và Floating P/L là gì? Cách tính P/L trên tài khoản Margin Trading (11/05/2020)
Mở tài khoản Forex tặng $30 Mở tài khoản Forex tặng $30 Mở tài khoản Forex tặng $30
ADVERTISEMENT

Welcome Back!

Login to your account below

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

SPREAD 1 POINT

Giao dịch không giới hạn

RÚT TIỀN VỀ LIỀN