FED là gì? Ba công cụ chính FED sử dụng để tác động đến chính sách tiền tệ

FED là gì? FED đã và đang làm gì để tác động lên chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ. Bằng cách nào mà các Thông báo của FED, các thông tin mà FED công bố lại có ảnh hưởng không chỉ tới Hoa Kỳ mà còn tác động trực tiếp lên chính sách tiền tệ của nhiều Quốc gia khác nữa?

Hầu hết mọi người đều biết rằng có một cơ quan chính phủ đặc biệt đóng vai trò là người giám hộ của nền kinh tế – Chịu trách nhiệm thực hiện và đưa ra các chính sách được giữ cho đất nước hoạt động trơn tru, ổn định. Ở Việt nam, đó chính là Ngân hàng nhà nước Việt Nam (tất nhiên rồi).

Tại Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang chính là ngân hàng Trung ương của Hoa Kỳ, hoặc đơn giản là Fed. Fed là người gác cổng của nền kinh tế Mỹ.

Là một nhà đầu tư, cần phải có được một kiến ​​thức cơ bản về Hệ thống Dự trữ Liên bang. Fed đặt ra các chính sách kinh tế và tiền tệ có tác động sâu sắc đến các cá nhân ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về: 1) Cấu trúc của Fed, tìm xem Alan Greenspan và Ben Bernanke là ai; 2) Chính sách tiền tệ; 3) Các cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC).

[toc]

1. FED là gì?

Cục Dự trữ Liên bang (tiếng Anh: Federal Reserve System – Fed) hay Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. Bắt đầu hoạt động năm 1913 theo “Đạo luật Dự trữ Liên bang” của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 23 tháng 12 năm 1913, chủ yếu là để phản ứng với một loạt các hoảng loạn tài chính, đặc biệt là đợt hoảng loạn nghiêm trọng năm 1907.

Trụ sở của FED

Thông tin chi tiết về FED:

  • Trụ sở: Eccles Building, Washington, D.C.
  • Thành lập: 23 tháng 12, 1913;
  • Thống đốc: Janet Yellen
  • Ngân hàng trung ương của: Hoa Kỳ
  • Tiền tệ: Đô la Mỹ
  • ISO 4217 Code: USD
  • Lãi suất ngân hàng: 0.15% tới 1.25%
  • Trang Web: http://www.federalreserve.gov/

2. Lịch sử hình thành FED

Vào tháng 11 năm 1910, một nhóm sáu nhân vật Quyền lực nhất nước Mỹ bấy giờ đã bí mật gặp gỡ và thảo luận tại đảo Jekyll ngoài khơi Georgia về những lo ngại của họ về hệ thống ngân hàng ở Mỹ Cũng như nhiều người Mỹ vào thời điểm đó, họ lo lắng về khả năng khủng hoảng tài chính, đã phá vỡ hoạt động kinh tế định kỳ trong suốt thế kỷ trước – và chỉ ba năm trước đó trong Panic Bank năm 1907. (Sách tham khảo thêm: The Banking System: Bank Crises and Panics.)

Sáu nhân vật quyền lực này tin rằng những hoạt động tài chính truyền thống ở thời điểm hiện tại có thể cản trở tiến bộ tài chính và kinh tế của quốc gia – ví dụ, các ngân hàng của Mỹ, không thể hoạt động ở nước ngoài. Để giải quyết những mối quan ngại này (và các vấn đề khác), nhóm đã viết một kế hoạch cải cách hệ thống ngân hàng của quốc gia. Kế hoạch của họ cuối cùng đã trở thành nền tảng cho Hệ thống Dự trữ Liên bang. (Sách tham khảo: How the Federal Reserve Was Formed.)

Ba năm sau cuộc họp bí mật đó – vào ngày 23 tháng 12 năm 1913 – Tổng thống Woodrow Wilson đã ký sắc vàoĐạo luật Dự trữ Liên bang và Hệ thống Dự trữ Liên bang được thành lập. Ngày nay, Cục Dự trữ Liên bang – FED có nhiệm vụ “Hoạch định chính sách tiền tệ của quốc gia, giám sát và điều tiết các tổ chức ngân hàng, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức lưu ký, chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức chính thức nước ngoài.” (Sách tham khảo: A Look at Fiscal and Monetary Policy.)

3. Sáu nhân vật quyền lực đứng sau sự thành lập của FED

Từ cuốn sách Quái vật đảo Jekyll: Lật lại hồ sơ Cục Dự trữ Liên bang, người ta hé lộ danh sách ngắn gọn về tiểu sử của các Nhân vật đứng sau sự thành lập của Cục dự trữ liên bang FED bao gồm:

  1. Nelson W. Aldrich, lãnh đạo đảng Cộng hòa trong Thượng viện, Chủ tịch Ủy ban Tiền tệ Quốc gia, cộng sự kinh doanh của J.P. Morgan, cha vợ của John D. Rockefeller, Jr.;
  2. Abraham Piatt Andrew, Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ;
  3. Fran A. Vanderlip, chủ tịch National City Bank of New York, ngân hàng quyền lực nhất vào thời đó, đại diện cho William Rockefeller và ngân hàng đầu tư quốc tế Kuhn, Loeb & Company;
  4. Henry P. Davison, đại cổ đông của J.P. Morgan Company;
  5. Benjamin Strong, Giám đốc Công ty Ủy thác J.P. Morgan Bankers.
  6. Paul M. Warburg, một cổ đông trong Kuhn, Loeb & Company, đại diện cho đế chế ngân hàng Rothschild ở Anh và Pháp, và là em trai của Max Warburg, chủ tịch tập đoàn tài chính ngân hàng Warburg ở Đức và Hà Lan.

Lưu ý: Bản dịch tiếng Việt khác trọn vẹn của Cuốn sách này là Những Âm Mưu Từ Đảo Jekyll – Nhận Diện Cục Dự Trữ Liên Bang

4. Vai trò và nhiệm vụ của FED

Ben Bernanke – Chủ tịch thứ 14 của Hội đồng thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ từ 01/01/2006

Theo Hội đồng thống đốc, Fed có các nhiệm vụ sau:

  1. Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn
  2. Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng
  3. Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính
  4. Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.

5. Cấu trúc tổ chức của FED

Cấu trúc cơ bản của FED gồm

  • Hội đồng thống đốc
  • Ủy ban thị trường
  • Các Ngân hàng của Fed
  • Các ngân hàng thành viên (có cổ phần tại các chi nhánh)
Cấu trúc tổ chức của FED

Mỗi ngân hàng Fed khu vực và ngân hàng thành viên của Cục dự trữ liên bang tuân thủ sự giám sát của Hội đồng thống đốc. Bảy thành viên của Hội đồng thống đốc được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ và phê chuẩn bởi Quốc hội. Các thành viên được lựa chọn cho nhiệm kỳ 14 năm (trừ khi bị phế truất bởi Tổng thống) và không phục vụ quá một nhiệm kỳ. Tuy nhiên, một thành viên nếu được chỉ định để phục vụ nốt phần chưa hoàn tất của thành viên khác có thể phục vụ tiếp một nhiệm kỳ 14 năm nữa, ví dụ cựu chủ tịch Hội đồng là Alan Greenspan đã phục vụ 19 năm từ 1987 đến 2006.

Ủy ban thị trường gồm 7 thành viên của Hội đồng thống đốc và 5 đại diện từ các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực. Luôn có một đại diện của ngân hàng Fed tại Quận 2, thành phố New York (hiện tại là Timonthy Geithner) là thành viên trong Ủy ban này. Thành viên từ các ngân hàng khác được luân phiên theo thời gian 2 hoặc 3 năm.

6. Ba công cụ chính FED sử dụng để tác động đến chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ đề cập đến các hành động mà Cục Dự trữ Liên bang sẽ thực hiện để ảnh hưởng đến số lượng tiền và tín dụng trong nền kinh tế Mỹ. Điều tiết số lượng tiền và tín dụng ảnh hưởng đến lãi suất (chi phí tín dụng) và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế Mỹ. Nói một cách đơn giản, nếu chi phí tín dụng giảm, nhiều người và doanh nghiệp sẽ vay tiền và nền kinh tế sẽ nóng lên.

Fed sử dụng ba công cụ chính để tác động đến chính sách tiền tệ:

Mua và bán trái phiếu chính phủ: Khi Cục dự trữ liên bang (Fed) mua trái phiếu chính phủ, tiền được đưa thêm vào lưu thông. Bởi có thêm tiền trong lưu thông, lãi suất sẽ giảm xuống và chi tiêu, vay ngân hàng sẽ gia tăng. Khi Fed bán ra trái phiếu chính phủ, tác động sẽ diễn ra ngược lại, tiền rút bớt khỏi lưu thông, khan hiếm tiền sẽ làm tăng lãi suất dẫn đến vay nợ từ ngân hàng khó khăn hơn. (Xem thêmNghiệp vụ thị trường mở)

Quy định lượng tiền mặt dự trữ: Ngân hàng thành viên cho vay phần lớn lượng tiền mà nó quản lý. Nếu Fed yâu cầu các ngân hàng này phải dự trữ một phần lượng tiền này, khi đó phần cho vay sẽ giảm đi, vay mượn khó hơn và lãi suất tăng lên. (Xem thêm Tỷ lệ dự trữ bắt buộc)

Thay đổi lãi suất của khoản vay từ Fed: Các ngân hàng thành viên của Fed vay tiền từ Fed để trang trải các nhu cầu ngắn hạn. Lãi suất mà Fed ấn định cho các khoản vay này gọi là lãi suất chiết khấu. Hoạt động này có ảnh hưởng, tuy nhỏ hơn, về số lượng tiền các thành viên sẽ được vay. (Xem thêm Lãi suất chiết khấu)

4.9 / 5 ( 16 votes )

View Comments

  • Quên nói thêm, công việc affiliate mà :)) "Công việc của tôi không liên quan tới công nghệ thông tin nhưng tôi có niềm đam mê bất tận với máy tính, điện thoại, thiết kế website. Tôi tạo ra website này trước tiên để lưu trữ những vấn đề hữu ích dành cho tôi, sau đó là để chia sẻ, giao lưu, học hỏi với bạn bè những người mà tôi biết."

    • Cái này là từ 7 hay 8 năm về trước, lúc đó chưa biết affiliate là gì.

  • Quên nói thêm, công việc affiliate mà :)) "Công việc của tôi không liên quan tới công nghệ thông tin nhưng tôi có niềm đam mê bất tận với máy tính, điện thoại, thiết kế website. Tôi tạo ra website này trước tiên để lưu trữ những vấn đề hữu ích dành cho tôi, sau đó là để chia sẻ, giao lưu, học hỏi với bạn bè những người mà tôi biết."

    • Cái này là từ 7 hay 8 năm về trước, lúc đó chưa biết affiliate là gì.

  • Bắt đầu học phân tích cơ bản từ bài viết này của Mr. Tô :D

  • Bắt đầu học phân tích cơ bản từ bài viết này của Mr. Tô :D