Categories: Price Action

Bearish Pennant và Bullish Pennant: Nhận dạng chuẩn và cách giao dịch hiệu quả

Bearish Pennant và Bullish Pennant giống như mô hình Rectangle – Hình chữ nhật. Đây là nhóm mô hình tiếp diễn xu hướng được áp dụng nhiều trong giao dịch Forex, chứng khoán và hàng hóa tương lai.

Việc nhận dạng Bearish PennantBullish Pennant rất đơn giản nhưng một số nhà đầu tư không chú ý nên thường phải trả giá tương đối đắt.

Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhận dạng Bearish Pennant và Bullish Pennant và học cách để giao dịch với mô hình này hiệu quả nhất.

1. Pennant Patterns- Mô hình cờ đuôi nheo là gì?

Pennant Patterns- Mô hình cờ đuôi nheo trong giao dịch Forex, chứng khoán là loại mô hình thường xuất hiện sau khi có biến động mạnh. Thị trường sau khi có phiên sụt giảm cực mạnh sẽ có xu hướng phục hồi nhẹ để lấy đà sau đó tiếp tục sụt giảm.

Pennant Patterns có phần giống với Mô hình tam giác – Triangle nhưng có thời gian hình thành, tích lũy và phá vỡ ngắn hơn.

Bearish Pennant và Bullish Pennant: Nhận dạng chuẩn và cách giao dịch hiệu quả

Dấu hiệu đặc trưng nhận diện của Mô hình cờ đuôi nheo:

  • Một mô hình Cờ đuôi nheo phải được xuất hiện sau một động thái tăng hoặc giảm mạnh của thị trường giống như cột cờ. Nếu không có cột cờ, thì đó là hình tam giác chứ không phải là Cờ đuôi nheo
  • Các mức phục hồi để tạo cờ thường sẽ chỉ phục hồi về mức Fibo Retracement 38.2% của Cột cờ (Flagpole) nếu sâu hơn thì khả năng cao đó là mô hình tam giác chứ không phải cờ đuôi nheo.
  • Mô hình cờ đuôi nheo là đặc trưng của sự tiếp diễn xu hướng tăng hoặc giảm.
  • Cờ hiệu là một mô hình ngắn hạn thường được hoàn thành trong vòng một đến ba tuần. Một mô hình tam giác thường mất nhiều thời gian hơn để hình thành.
  • Trong các Timeframe nhỏ hơn, Mô hình cờ đuôi nheo sẽ có thời gian hoàn thiện ngắn hơn nữa.

Nên kết hợp để giao dịch hiệu quả: Xác định Breakout và Fakeout

2. Bearish Pennant là gì?

Bearish Pennant – Mô hình cờ đuôi nheo giảm (đôi khi giống mô hình tam giác và Inside Bar – Nến mang bầu…) là loại mô hình tiếp diễn xu hướng giảm.

Dấu hiệu nhận biết Bearish Pennant – Mô hình cờ đuôi nheo giảm:

  • Xuất hiện trong xu hướng giảm
  • Có cột cờ- Flagpole rõ ràng
  • Mức phục hồi để tạo thành cờ không vượt quá Fibonacci Retracement 38.2% chiều dài toàn bộ cờ
  • Kỳ vọng: Tiếp diễn xu hướng giảm
Mô hình Bearish Pennant – Cờ đuôi nheo giảm thực tế

Phương pháp giao dịch với Bearish Pennant:

Cách giao dịch với Mô hình Bearish Pennant vô cùng đơn giản.

  • Xác định nến Breakout
  • Entry ngay khi nến Breakout đóng
  • Stop Loss phía trên giá High của nến Breakout khoảng 10-20 pips
  • Take Profit: 61.8% giá trị toàn bộ cột cờ
  • Có thể giao dịch thêm nếu tỷ giá sau khi Breakout quay lại kiểm tra Kháng cự trước đây là Hỗ trợ của mô hình Bearish Pennant

3. Bullish Pennant là gì?

Bullish Pennant – Mô hình cờ đuôi nheo tăng (đôi khi giống mô hình tam giác và Inside Bar – Nến mang bầu…) là loại mô hình tiếp diễn xu hướng tăng.

Dấu hiệu nhận biết Bullish Pennant – Mô hình cờ đuôi nheo tăng:

  • Xuất hiện trong xu hướng tăng
  • Có cột cờ- Flagpole rõ ràng
  • Mức phục hồi để tạo thành cờ không vượt quá Fibonacci Retracement 38.2% chiều dài toàn bộ cờ
  • Kỳ vọng: Tiếp diễn xu hướng tăng
Mô hình Bullish Pennant – Cờ đuôi nheo tăng thực tế

Phương pháp giao dịch với Bullish Pennant:

Cách giao dịch với Mô hình Bullish Pennant vô cùng đơn giản.

  • Xác định nến Breakout
  • Entry ngay khi nến Breakout đóng
  • Stop Loss phía dưới giá Low của nến Breakout khoảng 10-20 pips
  • Take Profit: 61.8% giá trị toàn bộ cột cờ
  • Có thể giao dịch thêm nếu tỷ giá sau khi Breakout quay lại kiểm tra Hỗ trợ trước đây là Kháng cự của mô hình Bullish Pennant

4. Tổng kết Pennant Pattern

Bất kỳ Mẫu mô hình biểu đồ Forex nào cũng có những rủi ro tiềm ẩn. Khi giao dịch với từng loại mô hình, chúng ta phải chấp nhận tỷ lệ rủi ro của từng loại mô hình, không phải chấp nhận giao dịch dựa trên Tỷ lệ Win – Loss của cả tài khoản.

Nhiều Trader bị lẫn lộn giữa Tỷ lệ Win – Loss của cả tài khoản và Tỷ lệ rủi ro của mô hình nên không hiểu được giá trị của mô hình.

Ví dụ: Nhà đầu tư có tỷ lệ Win – Loss của tài khoản là 50 – 50. Tỷ lệ Rủi ro của mô hình như Vai – Đầu – Vai

có tỷ lệ rủi ro là Win khoảng 69.96%, còn Loss khoảng 30.04%. Khi giao dịch với mô hình, sau 1 – 2 lần thất bại thì cho rằng Mô hình sai. Như vậy là không được hợp lý cho lắm.

Mời các bạn góp ý và thảo luận. Chúc các bạn giao dịch thành công!

Lưu ý quan trọng khi học Forex miễn phí:

Trong mỗi bài viết, Tô đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy và lỗ chỏng vó.

Và trước khi chơi tài khoản Real bạn nên tham gia một sàn giao dịch như IQ Option chẳng hạn để chơi tài khoản demo trước. Bạn sẽ được tặng 10.000$, tha hồ mà rải lệnh trước khi thành thạo và chơi Real.

Hiện tại, Tô đang giao dịch tại hai hệ thống sau:

Giao dịch Forex tại XM, ICMARKETS, EXNESS.

Đăng ký tài khoản XM: https://xm.com

Đăng ký tài khoản ICMARKETS: https://www.icmarkets.com/

Đăng ký tài khoản EXNESS: https://www.exness.com/

Giao dịch Binary Option tại IQ Option. Bạn có thể mở tài khoản IQ Option tại đây: https://iqoption.com.

4.5 / 5 ( 20 votes )

View Comments

  • 0.01 lot thôi anh ơi, chỉ thế mà SL mấy lần e đã xót ruôt, không đánh nổi.

    • Forex là một dạng đầu tư rủi ro mà chị. Phải chiến thắng nỗi sợ và chấp nhận mất mát chị ạ.

  • Thật sự mình đã bị SL nhiều lần với nhiều mô hình khác nhau vì giao dịch với khối lượng lớn hơn nhiều so vơi sức chịu đựng của tài khoản nên thường cắt lỗ sớm và nhìn tỉ giá đi đúng mô hình trong đau đớn!

    • 0.01 lot thôi anh ơi, chỉ thế mà SL mấy lần e đã xót ruôt, không đánh nổi.

    • Các cụ gọi đó là "Chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền" đấy anh