Categories: Forex

Ba loại Pivot Points: Woodie, Camarilla, Fibonacci và cách tính

Trong bài lý thuyết nền tảng Pivot Points là gì chúng ta đã cùng tìm hiểu về những ý niệm cơ bản và công thức nền tảng khi xác định các mức Pivot Points. Về cơ bản, bạn không cần thiết phải tìm hiểu thêm các cách tính Pivot Point khác và chỉ cần sử dụng Công thức cơ bản là đủ.

Tuy nhiên, trên thực tế giao dịch chúng ta có thêm nhiều cách tính Pivot Points khác nhau và trước khi tìm hiểu Phương pháp giao dịch Forex ứng dụng Pivot Points, Tô muốn giới thiệu với các bạn thêm ba cách tính Pivot Points nữa.

Hiện tại thì trong các công thức tính toán, Tô sử dụng Fibonacci Pivot Points được đề cập dưới đây mà không sử dụng công thức cơ bản.

Rõ ràng để có thể ứng dụng thì chúng ta phải tìm hiểu sâu, kỹ và quyết định lựa chọn một phương pháp tính toán sau đó bám vào đó để giao dịch chứ không thể ôm đồm tất cả được.

Và nhiệm vụ của bạn sau khi đọc xong bài này là: 1) Lựa chọn một cách tính Pivot Point; 2) Xây dựng công thức tính toán trên Excel để sử dụng lâu dài.

Trên Internet có rất nhiều công cụ tính tự động nhưng mỗi lần sử dụng, chúng ta lại phải truy cập vào các Website đó thì cũng hơi bị bất tiện nên tốt nhất là hãy làm chủ nó.

  1. Fibonacci Pivot Point
  2. Woodie Pivot Point
  3. Camarilla Pivot Point
  4. Loại Pivot Points nào tốt nhất?

Các thông số dữ liệu được sử dụng trong bài viết:

  • Pair: EUR/USD
  • Chart: Daily (D1)
  • Ngày lấy dữ liệu: 23/07/2019
  • High = 1.12097
  • Low = 1.11460
  • Close = 1.11516
Bảng tính và so sánh bốn loại Pivot Points

Fibonacci Pivot Point

Công thức tính Fibonacci Pivot Point tiêu chuẩn:

R3 = PP + ((High – Low) x 1.000)

R2 = PP + ((High – Low) x 0.618)

R1 = PP + ((High – Low) x 0.382)

PP = (H + L + C) / 3

S1 = PP – ((High – Low) x 0.382)

S2 = PP – ((High – Low) x 0.618)

S3 = PP – ((High – Low) x 1.000)

C – Closing Price, H – High, L – Low

Với Fibonacci Pivot Point, PP được tính tương tự như phương pháp tính toán tiêu chuẩn. Các mức Resistance và Support được tính toán bằng cách bù hoặc trừ đi các tỷ lệ Fibonacci trong phạm vi biến động của khoảng thời gian được lựa chọn.

Nếu để ý kỹ thì các bạn sẽ thấy: High –  Low = Giá trị biến động của Timeframe được lựa chọn. Nếu bạn chọn D1 thì nó chính là biến động của nến D1 ngày trước đó.

Ý tưởng đằng sau Fibonacci Pivot Point đó là các vùng tỷ lệ vàng của Fibonacci được ứng dụng trong giao dịch để xác định các vùng Kháng cự – Hỗ trợ trong phân tích kỹ thuật và nó mang tính chất của “Lời tiên tri tự đúng“. Vậy tại sao lại không áp dụng Fibonacci  vào trong Pivot Point để thực hiện một nguyên lý tương tự?

Mời bạn cùng theo dõi  sự khác biệt giữa Standard Pivot Points và Fibonacci Pivot Point trên Chart:

Standard vs Fibonacci Pivot Point

Các mức Fibonacci Pivot Point được đánh dấu bằng đường nét liền đậm còn các mức Pivot Point tiêu chuẩn được đánh dấu bằng đường đứt đoạn. Có sự khác biệt rõ ràng về R3 và S3 của hai loại Pivot Point này. Tinh tế một chút thì Range của Fibonacci Pivot Point dường như hẹp hơn rất  nhiều.

Woodie Pivot Point

Công thức tính Woodie Pivot Point:

R2 = PP + High – Low

R1 = (2 X PP) – Low

PP = (H + L + 2C) / 4

S1 = (2 X PP) – High

S2 = PP – High + Low

C – Closing Price, H – High, L – Low

Từ công thức này chúng ta có thể thấy sự khác biệt rõ ràng giữa Woodie Pivot Point với công thức tính toán tiêu chuẩn. Ở trong công thức tính PP, chúng ta thấy giá trị của Close Price được Double chứng tỏ là Woodie  Pivot Point  tập trung rất nhiều vào giá đóng cửa của nến trước đó. Rất nhiều nhà giao dịch thích điều này vì sự tập trung vào Close Price.

Dưới đây là so sánh kết quả trên biểu đồ giữa Woodie Pivot Point và Standard Pivot Point:

Woodie Pivot Point và Standard Pivot Point

Như vậy khác biệt rõ ràng nhất phải kể đến các mức Resistance và Support. Woodie Pivot Point chỉ lấy PP, R1, R2 và S1, S2 chứ không mở rộng ra ba mức như phương pháp tiêu chuẩn.

Range của Woodie Pivot Point cũng hẹp hơn so với Range của Pivot Point tiêu chuẩn do chỉ có hai mức được xác định.

Các nhà đầu tư có xu hướng sử dụng Standard Pivot Point vì chúng được đại đa số sử dụng thay vì thiểu số như Woodie và chính vì vậy nên khả năng tự đúng của Standard Pivot Point cũng sẽ cao hơn so với Woodie.

Camarilla Pivot Point

Công thức tính Camarilla Pivot Point tiêu chuẩn:

R4 = C + ((H-L) x 1.5000)

R3 = C + ((H-L) x 1.2500)

R2 = C + ((H-L) x 1.1666)

R1 = C + ((H-L) x 1.0833)

PP = (H + L + C) / 3

S1 = C – ((H-L) x 1.0833)

S2 = C – ((H-L) x 1.1666)

S3 = C – ((H-L) x 1.2500)

S4 = C – ((H-L) x 1.5000)

C – Closing Price, H – High, L – Low

Các công thức Camarilla tương tự như công thức Woodie. Dữ liệu được sử  dụng tập trung vào giá đóng cửa (Close Price) và Phạm vi biến động của khoảng thời gian được lựa chọn trước đó để tính ra các mức Hỗ trợ và kháng cự.

Sự khác biệt là Camarilla sử dụng tới 4 mức Hỗ trợ và 4 mức Kháng cự. Các mức này được nhân với một cấp số nhân.

Camarilla được xây dựng dựa trên ý tưởng là bạn nên Mua ở mức S3 hoặc bán ở mức R3. Nhưng nếu giá phá vỡ  mức S4 thì bạn nến bán theo xu hướng còn giá phá vỡ mức R4 thì bạn nên Buy theo xu hướng vì đó có thể là một xu hướng mạnh bạn nên xuôi theo dòng.

So sánh Camarilla và Standard Pivot Point trên Chart:

Camarilla Pivot Point và Standard Pivot Point

Lưu ý quan trọng: Do đặc trưng về cách tính tập trung vào Close Price nên khi tính toán sử dụng Camarilla nếu bạn thấy các mức Hỗ trợ (S1 – S4) nằm trên Pivot Point hoặc các mức Kháng cự (R1 – R4) nằm dưới Pivot Point thì đừng nghĩ rằng công thức bị sai nhé. Nó vẫn đúng chỉ là hơi khác thường chút thôi.

Loại Pivot Points nào tốt nhất?

Thực tế thì Pivot Point cũng như các phương pháp tính toán khác trên thị trường Forex nó chỉ mang tính chất tương đối và không có bất cứ sự tuyệt đối nào cả. Chính vì vậy nên Giữa Standard, Fibonacci, Woodie, Camarilla Pivot Point không có loại nào tốt nhất. Chỉ có người lựa chọn và luyện tập, backtest liên tục một phương pháp để tìm ra những điểm có xác suất cao  nhất là người sử dụng tốt nhất mà thôi.

Nếu bạn không muốn quá mất thời gian thì nên lựa chọn Standard Pivot Point vì nó được đại đa số các nhà giao dịch sử dụng. Phần còn lại là bạn sẽ phải tìm ra các mức tốt nhất để giao dịch hoặc lựa chọn một trong vài cách giao dịch được đề cập trong các bài học sau.

Chúc bạn giao dịch thành công!

5 / 5 ( 43 votes )

Chuyên đề: Học Forex

Bài trước: Pivot Points là gì? Cách tính Pivot Points và áp dụng trong giao dịch Forex

Bài sau: Forex Pitvot Points: Chiến lược Range Trading